top of page

Vì sao cả trẻ em và người lớn đều cần SEL?

Đã cập nhật: 5 thg 11


Các nhà khoa học chỉ ra rằng cảm xúc ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của con người, từ sức khoẻ thể chất, tinh thần đến các mối quan hệ, từ thành công trong học tập và làm việc đến thành công trong cuộc sống. Chẳng hạn, cảm giác lo lắng bất an khiến chúng ta không thể diễn giải chính xác những tín hiệu và bối cảnh xung quanh, trở nên ích kỷ và kém đạo đức hơn cũng như kém tự tin hơn khi ra quyết định. Một ví dụ khác, người thiếu thốn tình cảm sẽ rất khó khăn trong việc hình thành những mối quan hệ lành mạnh mà thường phát triển các mối quan hệ phụ thuộc hoặc tự cô lập bản thân.


Ở trẻ em, cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý thông tin. Sự ảnh hưởng này mở rộng từ trong lớp học cho đến các sinh hoạt của đời sống thường ngày. Nếu trẻ em bị cảm xúc chi phối quá nhiều, các em sẽ cảm thấy khó khăn, đôi khi không thể lắng nghe và tiếp thu được những kiến thức mới từ bài học. Cảm xúc tiêu cực có thể gây ra cảm giác sợ hãi, lo lắng, căng thẳng hay tức giận. Chúng có thể khiến trẻ hoàn toàn không chịu học, hoặc cư xử không đúng mực hay thậm chí là gây nguy hiểm cho bạn bè. Nếu bị quá khích, trẻ cũng sẽ cảm thấy khó khăn để tiếp thu bài học. Ngược lại, những cảm xúc tích cực sẽ giúp trẻ học tập tốt hơn. Ví dụ, một đứa trẻ nhiệt tình và cảm thấy vui vẻ sẽ có khả năng nhớ bài lâu hơn. Để khả năng xã hội hóa và cảm xúc hoạt động tốt, trẻ cần được chăm sóc và có cơ hội hình thành mối quan hệ thân thiết với bạn đồng trang lứa và người lớn trong suốt thời ấu thơ. Độ mạnh của mối quan hệ gắn bó này là yếu tố chủ yếu để tiên đoán khi lớn lên, các em sẽ có khả năng ở mức độ nào trong học tập và cuộc sống. Với các mối quan hệ gắn bó an toàn, trẻ có được sự bình an nội tâm, cảm thấy mình được thấu hiểu, có đủ bình tĩnh để khám phá cuộc sống, hệ thần kinh phát triển tối ưu, có niềm vui học hỏi, tự nhận biết về chính mình một cách lành mạnh, xây dựng lòng tin ở thế giới và phát triển khả năng thấu cảm. Ngược lại, những trẻ không có các mối quan hệ gắn bó an toàn thường bị ức chế về cảm xúc, gặp khó khăn trong học tập và xây dựng các mối quan hệ gắn bó trong cả cuộc đời về sau.


Vì vậy, phát triển các năng lực cốt lõi về quản lý cảm xúc và tương tác xã hội có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em nói riêng và con người nói chung, vì nó liên quan trực tiếp đến thành công và hạnh phúc của người đó, trước mắt cũng như lâu dài. Nghiên cứu cho thấy, học tập về tương tác xã hội và cảm xúc (Social and Emotional Learning/SEL) cung cấp nền tảng và nâng cao khả năng để con người đạt được hạnh phúc và thành công trong trường học, nghề nghiệp và cuộc sống.



II. 5 VÍ DỤ VỀ CHƯƠNG TRÌNH SEL


5 chương trình sau đây được đánh giá và tuyển chọn bởi CASEL, một tổ chức có uy tín hàng đầu thế giới về SEL, điều đó đồng nghĩa với việc, những chương này phải thoả mãn 3 tiêu chí quan trọng:

  • Được thiết kế tốt

  • Cung cấp hệ thống đào tạo chất lượng cao và hỗ trợ thực thi

  • Được đánh giá nghiêm ngặt dựa trên bằng chứng, ghi lại các tác động tích cực đến hành vi của học sinh và / hoặc kết quả học tập.


Danh sách 5 ví dụ về Chương trình SEL gồm:

1. Leader in Me

Đây là một mô hình cải tiến toàn trường, trao quyền cho học sinh với khả năng lãnh đạo và SEL mà họ cần để phát triển trong thế kỷ 21.

Chi tiết: goo.gl/47QhHX

2. Second step

Cung cấp hướng dẫn về SEL với các học phần về các kỹ năng học tập, đồng cảm, quản lý cảm xúc, xây dựng tình bạn và giải quyết vấn đề.

Chi tiết: goo.gl/UrMccp

3. The Incredible Years Series

Gồm một bộ ba chương trình giảng dạy cho trẻ em, giáo viên và phụ huynh.

Chi tiết: goo.gl/xiQ85T

4. Too Good for Violence

Đây là chương trình giáo dục nhân cách và phòng chống bạo lực, dạy về sự tôn trọng, tôn vinh sự đa dạng, hiểu về cảm giác và hành động, tích hợp SEL với các nội dung học thuật.

Chi tiết: goo.gl/h6PxrF

5. The Responsive Classroom

Chương trình được thiết kế để tạo ra các lớp học đáp ứng nhu cầu về thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ của học sinh thông qua các trải nghiệm giáo dục phù hợp. Giáo viên được khuyến khích kết nối với phụ huynh một cách thường xuyên để cập nhật thông tin và hợp tác giải quyết mọi khó khăn mà trẻ có thể gặp phải.

Chi tiết: goo.gl/rLYkbc



Nguồn tham khảo và trích dẫn:

- Những quyết định lý trí nhất luôn bị chi phối bởi cảm xúc: goo.gl/VGJyc3

- Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển trí não thế nào: goo.gl/GcuwXz

- Ảnh hưởng của cảm xúc đối với quá trình học tập: goo.gl/vZrZ7p

- Sách "Cha mẹ vừa đủ tốt", TS. Vũ Phu Yên và Chuyên gia Trần Ngọc Bảo Khanh, NXB Trẻ, 2018

- Danh sách 35 chương trình SEL cho bậc mầm non và tiểu học được CASEL lựa chọn: goo.gl/RDQKjE

- Danh sách chương trình SEL cho bậc THCS và THPT được CASEL lựa chọn (hiện trang thông tin này đang được CASEL đóng tạm thời để cập nhật): goo.gl/A1L5T5

Mời các thầy cô đón đọc phần 3:

Quy trình thiết kế, triển khai SEL ở quy mô trường học và lớp học

Comments


Các sự kiện sắp diễn ra

[TP HCM] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

9-10/11/2024

Địa điểm

TP. HCM

[HÀ NỘI] SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY - GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Thời gian

30/11-01/12

Địa điểm

Hà Nội

[QUẢNG NINH] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

14-15/12/2024

Địa điểm

Quảng Ninh

z3510360964319_a65f962c7330cf1c33812df1a75e1197.jpg

Người truyền lửa K8

Tiết kiệm 5-15 năm kinh nghiệm Dạy học & Quản lý lớp học

bottom of page