Mùa thi cận kề, áp lực thi cử dồn lên cả thầy lẫn trò, khát khao đổ đầy kiến thức cho các bạn nhỏ đôi khi làm mình thất vọng và các bạn thì phờ phạc...tội nghiệp. Để học sinh tập trung, để chúng tưởng mình được chơi nhưng thật ra là phải làm một đống bài tập, chỉ còn 1 cách - chiêu trò... TRÒ CHƠI NÀY PHỤ HỢP VÀ DỄ THIẾT KẾ CHO CÁC MÔN CÓ NHỮNG CON SỐ, SỐ LIỆU, TỪ NGỮ, ĐỊA DANH, HÌNH ẢNH... (Ngữ văn khó áp dụng hơn) nhưng muốn thay đổi khẩu vị nên cũng tìm cách thử 1 lần.
Cảm giác tất cả đang tập trung cao độ để giải quyết đề bài cô đưa ra và tìm kiếm vận may cho mình bỗng nhiên đối thủ hét thật to BINGO khá là thú vị. - MỤC ĐÍCH: giúp học sinh củng cố kiến thức phần đọc – hiểu, ở các mức độ nhận biết , tái hiện vì hình thức trò chơi nên phần thông hiểu, vận dụng chúng ta nên đặt câu hỏi phụ. - CHUẨN BỊ: bảng BINGO chứa các kiến thức tổng hợp cần nắm ( dựa vào sĩ số lớp, bảng cần phải đảo lộn các từ khóa, thậm chí có thể bỏ một số từ khóa để khả năng đạt BINGO không đến sớm khi chưa hoàn thành đa số các câu hỏi) ; hệ thống ngữ liệu và câu hỏi. - Ngữ liệu có thể trên giấy hoặc máy chiếu (nếu ngắn). Mình sử dụng cả 2. - CÁCH THỰC HIỆN + Phát bảng BINGO, hệ thống ngữ liệu kèm yêu cầu bài học, thời gian. + Học sinh tìm đáp án-> dò bảng BINGO, nếu có thì tô vào từ khóa, đồng thời ghi số thự tự câu hỏi vào trong ô chứa từ khóa để kiểm chứng thuận tiện. + Hs nào đạt 5 từ khóa liên tiếp theo hàng ngang, hàng dọc... thì hét thật to “BINGO”-> giáo viên kiểm chứng -> nếu đúng -> chiến thắng -> phần thưởng/ nếu sai-> loại khỏi cuộc chơi + Nếu còn nhiều câu hỏi, hãy tiếp tục trao cơ hội cho những học sinh tiếp theo, lấy khoảng 5-8 bạn đạt BINGO -> phần thưởng thấp hơn 1 tẹo. + Để có thể khai thác được thêm các mức độ thì giáo viên có thể chuẩn bị sẵn các câu hỏi phụ, học sinh sẽ trình bày theo quan điểm của mình, giáo viên nhận xét, đánh giá->phần thưởng -> hoàn thành cơ bản kiến thức một bài đọc- hiểu.
- SỰ HẤP DẪN CỦA TRÒ CHƠI + Vì phần thưởng, khát khao được thắng nên hs tập trung hơn rất nhiều so với khi ta phát bài để các em luyện tập. + Có những học sinh trả lời đúng rất nhiều nhưng vị trí sắp xếp các từ khóa không theo yêu cầu -> không đạt BINGO + Học sinh bỏ qua một số câu nhưng lại đạt vì các từ khóa sắp xếp theo thứ tự. + Học sinh hét thật to BINGO nhưng lên kiểm chứng thì đáp án sai-> loại khỏi cuộc chơi-> cả lớp được trận cười. CUỐI GIỜ: gv cần chỉ ra các đáp án, chú ý một số số lỗi sai học sinh thường mắc phải, đưa ra các câu hỏi phụ nhằm giải quyết thêm các vấn đề cần thiết.
Nguồn: GV Trần Thu Trang - Nhóm DHTC
Comments