top of page
Ảnh của tác giảhaiduongbk09

Tại sao hay chọn nhầm nghề?

Ca sĩ Uyên Linh học tại Học viện Ngoại giao Việt Nam nhưng đã trở thành ca sĩ kiêm nhà sản xuất âm nhạc; Đinh Tiến Dũng - GS Cù Trọng Xoay tuy tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, nhưng nay đã trở thành Giám đốc Sáng tạo (Creative Director) cho truyền hình FPT, thuộc FPT Telecom,...Tại sao vậy? Phải chăng họ là nạn nhân của việc chọn nhầm nghề? Xung quanh chúng ta có không ít người đã và đang chọn nhầm nghề dù không ai muốn điều đó xảy ra. Tôi rất buồn khi có những người cho rằng mình phải làm qua 3-7 nghề thì mới chọn được nghề phù hợp! Ai cho chúng ta tuổi thanh xuân dài mãi? ai cho chúng ta tiền bạc dồi dào để dạo chơi trong cuộc đời ? Cái giá của việc chọn sai nghề không hề rẻ. Nhẹ nhàng là mất thời gian, sức khỏe và tiền bạc. Nặng nề có thể mất tự tin, mất gia đình, mất hạnh phúc! Tại sao cứ phải sai lầm, thất bại rồi mới sửa chữa trong khi chúng ta có thể tận dụng những thành tựu khoa học của thời đại để chọn đúng ngành nghề ngay từ đầu? Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn nghề, nếu bạn không biết rõ điều đó thì việc chọn nhầm nghề thật dễ hiểu! Chúng ta thường chọn nghề do tác động của môi trường, điều kiện xã hội. Như chọn nghề HOT vì ra trường dễ xin việc, thu nhập cao,...nhưng tiếc rằng nghề HOT thì cũng chỉ kéo dài được 5-10 cùng lắm là 15 năm thì sẽ hết HOT. Vì vậy mà đã có những lúc ngành CNTT hay tài chính ngân hàng khủng hoảng thừa lao động, dẫn đến biết bao sinh viên ra trường thất nghiệp, lao đao. Những người đã và đang làm việc trong nghề nhưng không thực sự phù hợp với nghề lúc đó cũng sẽ bị đào thải! Chúng ta thường khuyên con em chọn nghề theo nghề nghiệp của cha mẹ để được đi trên con đường trải thảm đỏ sau khi ra trường. Nhưng kinh nghiệm, uy danh, tiền bạc của bố mẹ tạo ra cũng chỉ giúp bạn trong dăm mười năm đầu. Về sau nếu bạn không có thực lực thì bạn cũng sẽ không tồn tại tử tế với nghề được. Chúng ta cũng thường chọn nghề do tác động của môi trường, điều kiện tự nhiên. Tôi ở thành phố thì các ngành nghề dịch vụ phát triển nên tôi chọn nghề đó để được gần nhà; tôi ở nông thôn nên chọn học nông nghiệp vì tôi quen với cỏ cây, hoa lá,...vì vậy mới có anh chàng Cù Trọng Xoay - Đinh Tiến Dũng tuy theo học và tốt nghiệp Khóa 44 ngành Cây trồng trường Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã trở thành Giám đốc Sáng tạo cho truyền hình FPT hôm nay. Chúng ta cũng có nhiều người chọn nghề do ảnh hưởng của tâm sinh lý lứa tuổi. Tuổi 16-17 chưa hiểu rõ nghề là gì? vai trò của nghề đối với cuộc sống của mình và gia đình ra sao, nên có thể vì sĩ diện mà chọn nghề cho oách, cho sang,... Thật may cho ai hiểu rõ những đặc điểm mạnh, yếu trong bẩm sinh di truyền của bản thân, lựa chọn đúng nghề Xã hội cần + Mình yêu thích + Mình có khả năng nổi trội, thì mới chọn được đúng nghề phù hợp với bản thân và sớm ỔN ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP, có cuộc sống an toàn và phát triển bền vững. Để tránh chọn nhầm nghề bạn sẽ chọn nghề dựa trên yếu tố nào là chính? Nội lực hay ngoại lực? Tại sao?



Nguồn: GV Thuý Gene Vân Da nhóm DHTC

43 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


Các sự kiện sắp diễn ra

1

[TP HCM] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

9-10/11/2024

Địa điểm

TP. HCM

2

[HÀ NỘI] SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY - GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Thời gian

30/11-01/12

Địa điểm

Hà Nội

3

[QUẢNG NINH] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

14-15/12/2024

Địa điểm

Quảng Ninh

z3510360964319_a65f962c7330cf1c33812df1a75e1197.jpg

Người truyền lửa K8

Tiết kiệm 5-15 năm kinh nghiệm Dạy học & Quản lý lớp học

bottom of page