Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi đọc tiêu đề bài viết này nhưng mình sẽ giúp bạn nhận thấy điều này rất gần gũi. Bạn đã nhìn thấy những biển báo giao thông ở trên đường, những biểu tượng cảm xúc trên face… Khi nhìn những hình ảnh này bạn đều “dịch xuôi” được nội dung ẩn chứa trong đó. Đây chính là lối tư duy thông thường mà chúng ta vẫn bắt gặp trong cuộc sống. Song đã bao giờ bạn “dịch ngược” từ NGÔN NGỮ VIẾT sang HÌNH ẢNH chưa? Có thể bạn đã tham dự buổi chia sẻ “Thế nào là Slide?” của fanpage Thiết kế Powerpoint và được thực hành một vài nội dung. Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một vài điều đơn giản nhé!
- Ở mức độ trung bình, bạn hãy tìm những hình ảnh mang nhiều ý nghĩa cho bài giảng của mình, không nhất thiết đó phải là hình ảnh trên Powerpoint, chỉ cần một hình ảnh được vẽ nhanh trên bảng hay được in sẵn. Việc này sẽ khiến bạn có thói quen dùng các phương tiện trực quan một cách hợp lý.
- Ở mức độ khá, bạn có thể chủ động tạo ra các hình ảnh bằng các phần mềm chỉnh sửa song việc này đòi hỏi về kỹ thuật và yêu cầu sự sáng tạo của bạn.
- Ở cấp độ cao hơn một chút, bạn chuyển yêu cầu tạo ra hình ảnh từ ngôn ngữ cho học sinh.
Đây cũng chính là các bước mình tiến hành khi rèn cho học sinh kỹ năng TƯ DUY HÌNH ẢNH này. Bạn hãy xem các hình ảnh dưới đây nhé! MỘT BỨC ẢNH BẰNG MỘT NGHÌN TỪ mà!
Nội dung: Phản ứng của dung dịch đất
Là chỉ tính chua, kiềm hay trung tính của đất. Phản ứng của dung dịch đất được đánh giá bằng thang pH. Đất có pH từ 3 đến 9. Nếu pH từ 6,5 đến 7,5 đất có phản ứng trung tính, nhỏ hơn 6,5 đất có phản ứng chua, lớn hơn 7,5 đất có phản ứng kiềm
Lưu ý:
1. Dòng thứ nhất là tư duy của mình
2. Dòng thứ hai là của các học sinh ban D
3. Dòng thứ ba là của các học sinh ban A
4. Dòng thứ tư là của một người có thói quen tư duy hình ảnh (người dạy mình bản đồ tư duy)
BẠN CÓ NHẬN RA BÀI HỌC NÀO TRONG CÁC KHÓA HỌC CỦA CÔ Trần Khánh Ngọc KHÔNG Ạ?
Nguồn: Sandy Do
Comments