top of page
Ảnh của tác giảLinh su

Giúp người học thuộc tên 20 nguyên tố đầu tiên trong Bảng tuần hoàn

Đã cập nhật: 31 thg 5


Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học KHTN 7-CTST

 

 

 

Ảnh minh họa

Việc học tên 20 nguyên tố hóa học đầu tiên trong bảng tuần hoàn có thể trở nên dễ dàng và thú vị hơn khi áp dụng các phương pháp học tập sáng tạo. Phương pháp đơn giản và hiệu quả là học theo nhóm với thẻ bài và học cá nhân bằng cách làm móc khóa hoặc thẻ lật. Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng người học.

 

1. Học theo nhóm với Thẻ bài


Học theo nhóm với thẻ bài là một phương pháp giúp tăng cường sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập. Các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau tạo ra các thẻ bài chứa thông tin về tên, ký hiệu của các nguyên tố. Sau đó, nhóm sẽ tổ chức các trò chơi hoặc hoạt động thi đua để nhớ tên các nguyên tố này.


Luật chơi như sau:

Bản chất bộ bài là 1 câu hỏi - 1 câu trả lời. Chia lớp thành nhiều đội chơi, mỗi đội 1 bộ đánh trong thời gian quy định.

- Bạn được chia lá bài cuối cùng ra một quân bất kì. Một trong các bạn còn lại phải tìm ra được nửa kia của nó. Nếu không ai tìm được thì các bạn trong nhóm chỉ đáp án của nó, xem ai đang cầm quân bài đó. Ai đang cầm mà không phát hiện ra thì phải ôm toàn bộ số bài lên.

- Ai đỡ được thì người đó được quyền đánh tiếp.

- Ai đánh hết bài trước người đó thắng cuộc.

Chú ý : Nếu bài mình được chia có cả cặp thì coi như là một đôi. Bạn có thể đánh luôn một đôi. Bạn nào có một đôi khác thì mới đỡ được (giống như đánh tú tiến lên).


Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra môi trường học tập vui vẻ, cạnh tranh lành mạnh và giúp củng cố kiến thức thông qua việc lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, nhược điểm là phụ thuộc vào sự hợp tác và thời gian của các thành viên trong nhóm. Nếu không có sự đồng thuận và tham gia tích cực, việc học có thể bị gián đoạn và kém hiệu quả.

 

2. Học cá nhân với Móc khóa hoặc Thẻ lật

Ảnh hiện thực từ Giáo viên Nguyễn Thị Kiểu – tỉnh Đăk Lăk

Học cá nhân với móc khóa hoặc thẻ lật là phương pháp giúp người học tự chủ và linh hoạt trong việc học tập.

Đầu tiên, người học có thể tạo ra những chiếc móc khóa nhỏ chứa thông tin về các nguyên tố và mang theo bên mình. Học sinh cần chuẩn bị giấy, băng dính, bút màu và chiếc vòng kim loại lấy từ móc khóa. Mỗi khi có thời gian rảnh có thể lấy ra và ôn lại kiến thức.

Ngoài ra, thẻ lật là một công cụ hiệu quả khác. Người học có thể viết tên nguyên tố ở một mặt và các thông tin liên quan ở mặt còn lại. Hình ảnh có thể là ứng dụng của nguyên tố đó. Để dễ dàng vẽ hình phù hợp, hãy sử dụng mục tìm kiếm hình ảnh trên Google nhé.


Ảnh mặt trước và mặt sau dạng thẻ lật

Ưu điểm của phương pháp này là tính linh hoạt và khả năng ôn tập mọi lúc, mọi nơi. Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh tốc độ học tập phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, nhược điểm là đòi hỏi sự kiên trì và kỷ luật tự giác. Không có sự thúc đẩy từ nhóm, người học cần tạo động lực để duy trì việc học tập.



3. Kết luận

Tóm lại, việc chọn lựa phương pháp học phù hợp sẽ giúp người học nhanh chóng ghi nhớ tên và thông tin về 20 nguyên tố hóa học đầu tiên. Hãy thử áp dụng cả hai phương pháp và tìm ra cách học hiệu quả nhất.


Nguồn: GV Lê Thùy Linh

 

153 lượt xem0 bình luận

留言


Các sự kiện sắp diễn ra

[TP HCM] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

9-10/11/2024

Địa điểm

TP. HCM

[HÀ NỘI] SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY - GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Thời gian

30/11-01/12

Địa điểm

Hà Nội

[QUẢNG NINH] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

14-15/12/2024

Địa điểm

Quảng Ninh

z3510360964319_a65f962c7330cf1c33812df1a75e1197.jpg

Người truyền lửa K8

Tiết kiệm 5-15 năm kinh nghiệm Dạy học & Quản lý lớp học

bottom of page