Phần lớn chúng ta cho rằng khi trẻ nhỏ cần tránh cho chúng tiếp xúc với tiền. Tránh càng lâu càng tốt.
Vì tiêu tiền sớm trẻ sẽ sớm hư.
Thực trạng ở trường mình. Ngày nào cũng có học sinh để quên, rơi đồ dù đã chụp ảnh gửi đến tất cả các cô giáo nhưng hầu như không có người nhận: từ quần áo, đồng hồ, kính, mũ, …. đến đồ dùng học tập và thậm chí cả tiền. Dịp sau Tết âm lịch là dịp mà số lượng học sinh được biểu dương nhặt được tiền rơi tăng đột biến!
Vì sao vậy? Vì không trực tiếp tiêu tiền nhưng trẻ được tiêu tiền một cách gián tiếp qua sự đáp ứng chu cấp của bố mẹ vô điều kiện. Nên thường không thấy tiếc đồ đã mất và cũng không có ý thức giữ gìn.
Vậy nên cần giáo dục về TIỀN cho trẻ
Cô giáo nhà mình đã làm như vầy:
Ghi nhận mọi sự nỗ lực cố gắng của các con bằng lời khen và phiếu tích điểm hoặc voucher có giá trị cũng bằng điểm quy đổi thành tiền ( ghi trên thẻ). Và cuối tuần tiết GDTT, màn vui nhất là màn hội chợ đổi quà. Thay vì mua phần thưởng ấn định thưởng đồng loạt cô giáo sẽ mở một tạp hoá với rất nhiều mặt hàng và học sinh sẽ dùng voucher của mình để mua các mặt hàng mình thích hoặc còn thiếu.
Qua hoạt động này học sinh hiểu:
+ Muốn có “tiền” phải nỗ lực cố gắng thực sự.
+ Muốn có thứ mình thích phải có kế hoạch( có bạn tích điểm mấy tuần) để mua được thứ đồ dùng hoặc đồ chơi mình thích.
+ Cân nhắc trong việc ưu tiên cho việc “ sắm” đồ dùng nào?
+ Có nhiều tiền thì có thêm nhiều sự lựa chọn ( điểm cao cũng tương tự vì
được lựa chọn nhiều hơn)
Quan trọng nhất là học sinh được trải nghiệm việc tiêu “tiền” hiểu được giá trị của “tiền”và vui sướng vô cùng với phần thưởng tự mình được quyết định lựa chọn. Và dĩ nhiên khi được lựa chọn và bỏ một số “tiền” để đổi quà mình yêu thích đó không chỉ là động lực mà học sinh còn cực kỳ trân quý những món quà và giữ gìn cẩn thận.
Tác giả: cô Song An
Comments