top of page
Ảnh của tác giảhaiduongbk09

Chọn Nghề Hay Để Nghề Chọn Bạn: Câu Chuyện Thất Bại Khi Thiếu Hiểu Biết Về Nghề Nghiệp

PGS Trần Văn Tớp - Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, 700 - 800 sinh viên bị nhà trường buộc thôi học mỗi năm do kết quả học tập kém. Phía trường ĐH Nông Lâm TP HCM cũng cho hay, năm 2016, lãnh đạo trường đã phải ký một lúc 946 quyết định buộc thôi học. Hiện nay, bình quân mỗi năm nhà trường có khoảng 600 sinh viên bị cảnh cáo học vụ, dẫn đến bị buộc thôi học (cả tự nguyện và bắt buộc). Nhiều trường đại học khác cũng rơi vào nghịch cảnh tương tự! Có rất nhiều lý do dẫn đến việc các sinh viên bỏ học giữa chừng và trong nhiều lý do đó chủ yếu là các em chọn sai ngành nghề, dẫn đến không thích học, học không nổi,… Trong số gần năm trăm ngàn người lao động đủ các trình độ thất nghiệp hiện nay, không phải tất cả đều không có năng lực làm việc, hoặc không xin được việc làm. Phần lớn họ thất nghiệp là do bản thân chọn nghề mà không hiểu rõ ràng về nghề với các đặc điểm tính chất và yêu cầu của nghề. Họ chỉ chọn nghề theo cảm tính, theo chủ quan vì vậy mới có những câu chuyện buồn sau. Bạn Dũng rất thích có nhiều tiền nên học phổ thông xong vội đi kinh doanh để trở thành doanh nhân giầu có như bố bạn ấy. Dũng đã rất nỗ lực nhưng không hiểu sao thương vụ nào làm ăn Dũng cũng thua lỗ, vì vậy, số vốn một tỉ ông bố đại gia của bạn cho khi lập nghiệp đã không cánh mà bay! Bố bạn lại cho thêm một tỉ nữa để làm lại, nhưng số phận của số vốn đó cũng vẫn vậy! Trắng tay! bạn giờ đây làm lái xe grap và hài lòng với công việc của mình! Bạn Tuấn thích làm công an giống bố, thi đỗ vào đại học an ninh, nhưng đi làm không được 2 năm bạn đã bị đuổi khỏi ngành và tham gia vào đội quân thất nghiệp. Tại sao Dũng và Tuấn đã chọn nghề mình yêu thích mà không tồn tại được với nghề? Phải chăng chính là vì họ không đáp ứng được yêu cầu của nghề về nhiều mặt? Một doanh nhân muốn thành đạt thì ngoài có vốn bạn còn cần có kiến thức và quan hệ! Dũng có thể có vốn, có quan hệ của bố để lại, nhưng thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng, thậm chí có thể còn thiếu cả phẩm chất của một doanh nhân là phải có mục tiêu rõ ràng, chịu áp lực cao, giỏi tính toán, giỏi giao tiếp,…nên đã không đáp ứng được yêu cầu của nghề kinh doanh. Tuấn tuy đã tốt nghiệp đại học an ninh nhưng phải chăng Tuấn thiếu bản lĩnh, thiếu kĩ năng quản lý cảm xúc, vô nguyên tắc,… nên không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nghề công an? Vì vậy cả hai bạn đã không thể tồn tại được với nghề đã chọn. Nguyên nhân của việc đã chọn nghề mình yêu thích, mà lại tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc bị đuổi học, đuổi việc là gì? Chính là do chúng ta thường nhầm lẫn rằng mình có toàn quyền lựa chọn ngành nghề theo ý mình, nhưng thực tế, ngành nghề với sứ mệnh mà xã hội ủy thác cũng có quyền chọn lựa người lao động thông qua các yêu cầu về sức khỏe, kiến thức, kĩ năng, thái độ làm việc,…. Nếu chúng ta không quan tâm tới yêu cầu của nghề đối với người lao động khi chọn nghề thì sự may mắn chỉ đến với một số ít người, còn phần đa là khi đi học hay đi làm chúng ta sẽ phải trả giá cho sự chủ quan của mình. Lúc đó tất sẽ rơi vào tình trạng chán nản, mệt mỏi rồi bỏ học, bỏ nghề hoặc bị cho thôi học, thôi việc để gia nhập đội quân thất nghiệp, khiến cuộc sống cảu bản thân trở nên bấp bênh, chấp chới. Bạn chọn nghề, nghề cũng chọn bạn. Cả hai chọn lẫn nhau. https://www.youtube.com/watch…


Nguồn: GV Thuý Gene Vân Da nhóm DHTC


73 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comentarios


Các sự kiện sắp diễn ra

1

[TP HCM] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

9-10/11/2024

Địa điểm

TP. HCM

2

[HÀ NỘI] SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY - GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Thời gian

30/11-01/12

Địa điểm

Hà Nội

3

[QUẢNG NINH] VẬN DỤNG PP TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS

Thời gian

14-15/12/2024

Địa điểm

Quảng Ninh

z3510360964319_a65f962c7330cf1c33812df1a75e1197.jpg

Người truyền lửa K8

Tiết kiệm 5-15 năm kinh nghiệm Dạy học & Quản lý lớp học

bottom of page